-
-
-
Tổng cộng:
-
Những điều bạn cần biết về say tàu xe và cách chống say xe hiệu quả
Chứng say tàu xe là một rối loạn phổ biến xảy ra ở khu vực tai trong. Nguyên nhân là từ những chuyển động lặp đi lặp lại từ xe cộ hoặc bất kỳ chuyển động nào tác động đến phần tai trong.
Một số người cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa khi đi máy bay, ô tô hay chơi các trò chơi cảm giác mạnh tại công viên giải trí. Một nghiên cứu vào năm 2013 còn cho thấy phim 3D cũng có thể gây buồn nôn. Vậy nên trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn có thể áp dụng các cách chống say xe để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn 6 mẹo chữa say xe hiệu quả.
4 sự thật thú vị về say tàu xe
Không có sự khác biệt giữa say tàu xe và say sóng.
Những cá thể động vật không có hệ thống tiền đình (giúp giữ thăng bằng) sẽ không bị hiện tượng say tàu xe.
Nếu không có cơ quan cảm nhận chuyển động ở tai trong thì chứng say tàu xe sẽ không xảy ra. Điều đó cho thấy tai trong có vai trò quan trọng trong chứng rối loạn này.
Các triệu chứng của say tàu xe bao gồm buồn nôn, nôn và chóng mặt.
Nguyên nhân gây say tàu xe
Tình trạng này được gọi chung là say tàu xe. Khi đi tàu, thuyền trên biển thì người ta thường dùng từ say sóng – nhưng đó cũng là chứng rối loạn tương tự. Để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi, bạn sẽ cần biết vài cách chống say xe hiệu quả.
Những chuyển động bên ngoài được não cảm nhận bằng nhiều con đường khác nhau của hệ thần kinh bao gồm tai trong, mắt và các mô ở bề mặt cơ thể. Khi cơ thể di chuyển một cách chủ động, chẳng hạn như đi bộ, tín hiệu từ các giác quan truyền được não bộ điều phối, xử lý.
Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn với nhau từ các cơ quan thu nhận cảm giác: tai trong, mắt, thụ thể cảm giác trên da, cơ và khớp.
Có giả thuyết cho rằng khi bạn ngồi trên thuyền hoặc xe ô tô và không nhìn ra ngoài cửa sổ, cơ quan cảm giác ở tai trong cảm nhận được chuyển động lên xuống, trái phải nhưng mắt lại nhìn cố định một điểm và cảm thấy như không có sự di chuyển nào. Sự mâu thuẫn giữa các tín hiệu này có thể là nguyên nhân gây ra chứng say tàu xe.